LỊCH SỬ LẬP LẠI
Hồ Thiên Cơ tháng 6 06, 2024
“Lịch sử lặp lại, ban đầu là bi kịch, sau là trò hề.” - Karl Marx
Mở đầu Ông Karl Marx có 2 phát kiến về quy luật xã hội học to lớn nhất là: giá trị thặng dư và lịch sử sẽ luôn lập lại chính nó" chứ không phải Tư bản luận và Chủ nghĩa cộng sản khoa học. Nhưng phát biểu của ông trong quy luật này lại rất hài hước và thâm thúy: ""History repeats itself, first as tragedy, second as farce.” Có nghĩa là: "“Lịch sử lặp lại, ban đầu là bi kịch, sau là trò hề.” Tại sao?
Tư bản luận và chủ nghĩa cộng sản khoa học chỉ là hệ quả của tiến trình lịch sử trải qua của hình thái xã hội loài người sẽ có thể trải qua do giá trị thặng dư và lịch sử sẽ phải lập lại, chứ chúng không phải là điều tất yếu phải trải qua.
Đơn cử, ở châu Âu và Mỹ hình thái xã hội không trải qua chủ nghĩa cộng sản khoa học, vì họ làm cuộc cách mạng dân chủ tư sản đưa đất nước đến thành công. Còn các quốc gia làm cuộc cách mạng vô sản trải qua ở các xứ nghèo nàn và lạc hậu cả về vật chất lẫn tinh thần như các quốc gia: Nga, Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba, Bắc Triều Tiên và một số quốc gia khác ở châu Á và Phi châu đưa các quốc gia đó đến con đường mông muội - tạm gọi là những quốc gia thất bại.
Như vậy thì, điều gì sẽ xảy ra ở các quốc gia tạm gọi là "thất bại" và "thành công" này?
Đó là 2 quy luật xã hội học của Karl Marx đã phát kiến ra. Hãy nhìn vào Việt Nam nói riêng và các quốc gia thất bại nói chung về vấn đề này sẽ thấy rất rõ.
Lược sử Việt Nam cận đại Trải qua hơn 2.600 năm lịch sử thật và hơn 4.000 năm có thêm huyền sử chưa được rõ ràng, lịch sử Việt Nam chưa bao giờ thoát ra được hình thái xã hội độc tài. Từ độc tài phong kiến đến độc tài cộng sản không khác nhau về bản chất, chỉ hiện tượng có vài điểm khác nhau. Rõ ràng chế độ độc tài luôn và đã diễn ra ở Việt Nam theo quy luật lịch sử sẽ phải lập lại của Karl Marx trong 2.600 năm qua tại Việt Nam. Chỉ duy nhất 21 năm - từ 1954 đến 1975 - người dân miền Nam Việt Nam được hít thở dưới bầu trời tự do dân chủ dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa.
Nhìn sâu hơn nữa, tại thời điểm mà chúng ta đang sống thì, nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa bắt đầu từ 1945 là một thể chế độc tài tập thể, đến năm 1957, khi ông Hồ Chí Minh điều động ông Lê Duẫn ra Bắc thì miền Bắc trở thành thể chế độc tài cá nhân chỉ mình ông Lê Duẫn quyết định tất cả. Nhưng không có nghĩa là độc tài nào xấu và độc tài nào tốt, cá nhân hay tập thể. Mà vấn đề chính là, độc tài về bản chất là chắc chắn xấu. Nó sẽ đưa các quốc gia đến chỗ thất bại như tác phẩm "Why Nations Fail" của 2 tác giả GS kinh tế lịch sử MIT Daron Acemoglu và GS lịch sử kinh tế của University of Chicago James Robinson đồng tác giả, đã có mặt ở Việt Nam với cái tên: "Tại sao các quốc gia thất bại".
Sau năm 1986, ông Lê Duẫn qua đời, nước Việt phá bỏ độc tài cá nhân chuyển sang độc tài tập thể đến 2015. Từ 2015 đến nay là 2024, và sẽ còn tiếp tục diễn ra độc tài cá nhân. Mỗi loại hình độc tài đều có khuyết điểm chung là đưa quốc gia đến chỗ thất bại như 2 GS Daron Acemoglu và James Robinson đã chứng minh qua hàng ngàn năm lịch sử phát triển xã hội loài người, từ thời chiếm hữu nô lệ đến ngày nay trong hơn 500 trang sách, và nó đã trở thành sách gối đầu giường cho các nguyên thủ quốc gia trên toàn cầu từ khi ra đời năm 2012.
Rõ ràng, từ 1945 đến nay hình thái xã hội độc tài của miền Bắc Việt Nam và từ 1975 đến nay hình thái xã hội cả nước là biểu đồ vòng tròn của 2 loại hình thái: độc tài tập thể và cá nhân thay nhau cầm quyền. Nhưng hình thái độc tài nào cũng có ưu và khuyết điểm của nó. Ta hãy thử điểm qua để nhìn thấy bản chất của chúng xem sao?
Cái chung cả hai loại hình đều là độc tài và mang quốc gia đến chỗ mông muội và thất bại.
Cái riêng của độc tài tập thể là tham nhũng và suy đồi văn hóa dân tộc sẽ dẫn đến sụp đổ chế độ độc tài như Liên Sô và Đông Âu từ năm 1989 đến 1991. Nhưng cái riêng của độc tài cá nhân có ưu điểm sẽ sửa chữa lại để giảm thiểu bớt tham nhũng và suy đồi văn hóa do độc tài tập thể để lại và ngược lại. Bằng chứng của Việt Nam hiện tại đang được độc tài cá nhân sửa chữa 2 vấn đề lớn này với hiện tượng chống tham nhũng và sư Thích Minh Tuệ khất thực Hạnh Đầu Đà đang chỉnh đốn xã hội từ tinh thần đến vật chất. Ngược về quá khứ từ 1930 đến 1945 và từ 1986 đến nay, thì độc tài tập thể gầy dựng được cơ đồ và cứu thể chế độc tài ở Việt nam sống đến hôm nay. Cả hai loại hình thái độc tài tập thể và cá nhân thay nhau bổ sung và hỗ trợ cho nhau để thể chế độc tài sống mãi trong đất nước Việt Nam như lịch sử 2.600 năm qua.
Tương lai sẽ đi đến đâu? Nhìn cả lịch sử dân tộc và đất nước Việt chưa bao giờ thoát ra khỏi hình thái xã hội đã đưa quốc gia đến thất bại, từ Phong kiến đến xã hội chủ nghĩa hiện nay. Hai loại hình độc tài cá nhân và tập thể thay nhau dẫn dắt đất nước đến thất bại cả tinh thần lẫn vật chất như hôm nay. Tương lai gần - trong vòng từ 2026 đến 2030 - hình thái độc tài tập thể sẽ lên ngôi thay thế độc tài cá nhân, lại tiếp tục dẫn dắt đất nước đi theo thể chế của những quốc gia thất bại.
Kết : Nhìn một cách khoa học và có lý luận, chúng ta thấy để một quốc gia thất bại thoát ra khỏi sự thất bại đó là phải phá vỡ tính lịch sử có quy luật lập lại của phát kiến Karl Marx, nhưng e rằng điều này cực kỳ khó, nếu không nói là đã là quy luật thì bất biến. Và chúng ta phải biết làm gì cho tương lai, kể cả lãnh đạo quốc gia và người dân Việt. Nói như nhà thơ Huy Cận đã viết trong bài thơ ngày 27 tháng 12 năm 1960: "Những pho tượng chùa Tây Phương": "Một câu hỏi lớn, không lời đáp!".
Sài Gòn, 6:39' Thursday, 06th Jun 2024
Các vị La Hán chùa Tây Phương
Tôi đến thăm về lòng vấn vương.
Há chẳng phải đây là xứ Phật,
Mà sao ai nấy mặt đau thương?
Đây vị xương trần chân với tay
Có chi thiêu đốt tấm thân gầy
Trầm ngâm đau khổ sâu vòm mắt
Tự bấy ngồi y cho đến nay.
Có vị mắt giương, mày nhíu xệch
Trán như nổi sóng biển luân hồi
Môi cong chua chát, tâm hồn héo
Gân vặn bàn tay mạch máu sôi.
Có vị chân tay co xếp lại
Tròn xoe tựa thể chiếc thai non
Nhưng đôi tai rộng dài ngang gối
Cả cuộc đời nghe đủ chuyện buồn…
Các vị ngồi đây trong lặng yên
Mà nghe giông bão nổ trăm miền
Như từ vực thẳm đời nhân loại
Bóng tối đùn ra trận gió đen.
Mỗi người một vẻ, mặt con người
Cuồn cuộn đau thương cháy dưới trời
Cuộc họp lạ lùng trăm vật vã
Tượng không khóc cũng đổ mồ hôi.
Mặt cúi, mặt nghiêng, mặt ngoảnh sau
Quay theo tám hướng hỏi trời sâu
Một câu hỏi lớn. Không lời đáp
Cho đến bây giờ mặt vẫn chau.
Có thực trên đường tu đến Phật
Trần gian tìm cởi áo trầm luân
Bấy nhiêu quằn quại run lần chót
Các vị đau theo lòng chúng nhân?
Nào đâu, bác thợ cả xưa đâu?
Sống lại cho tôi hỏi một câu:
Bác tạc bấy nhiêu hình khổ hạnh
Thật chăng chuyện Phật kể cho nhau?
Hay bấy nhiêu hồn trong gió bão
Bấy nhiêu tâm sự, bấy nhiêu đời
Là cha ông đó bằng xương máu
Đã khổ, không yên cả đứng ngồi.
Cha ông năm tháng đè lưng nặng
Những bạn đương thời của Nguyễn Du
Nung nấu tâm can, vò võ trán
Đau đời có cứu được đời đâu.
Đứt ruột cha ông trong cái thuở
Cuộc sống giậm chân hoài một chỗ
Bao nhiêu hi vọng thúc bên sườn
Héo tựa mầm non thiếu ánh dương.
Hoàng hôn thế kỷ phủ bao la
Sờ soạng cha ông tìm lối ra
Có phải thế mà trên mặt tượng
Nửa như khói ám, nửa sương tà.
Các vị La Hán chùa Tây Phương!
Hôm nay xã hội đã lên đường
Tôi nhìn mặt tượng dường tươi lại
Xua bóng hoàng hôn, tản khói sương.
Cha ông yêu mến thời xưa cũ
Trần trụi đau thương bỗng hoá gần!
Những bước mất đi trong thớ gỗ
Về đây, tươi vạn dặm đường xuân.
Aucun commentaire pour le moment.